Mắt chữ "o", mồm chữ "a" với lễ hội té nước tại thái lan
Lễ hội té nước Thái Lan (Ngày lễ Songkran) của đất nước Thái Lan là một nghi lễ mừng năm mới mang đầy ý nghĩa may mắn; và cũng như thường lệ, năm nay lễ hội này sẽ diễn ra kéo dài từ ngày 13 - 15/4. Còn chần chừ gì mà không xem ngay bài viết này của Song Cong Travel để biết ngay những thông tin cực thú vị và cần thiết khi bạn tham dự lễ hội này!
1. Ý nghĩa của lễ hội té nước Thái Lan
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran (สงกรานต์) là ngày tết cổ truyền mừng năm mới của Thái, dù diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Đó là bởi Thái Lan được biết đến như một quốc gia có số lượng người theo đạo Phật chiếm đa số (khoảng 95%) và đạo Phật cũng là quốc giáo của đất nước này, nên ngày mừng năm mới Songkran được tổ chức vào ngày đầu năm theo Phật lịch (tương ứng với ngày 13 - 15/4 theo dương lịch), bắt đầu từ năm 1941 do Hoàng gia Thái quy định.
Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa "lúc thời gian dịch chuyển, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ". Trong lễ hội này, mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành.
Bên cạnh đó, người ta còn lên chùa dự lễ tắm Phật, mang trái cây và các món ăn chay cúng dường cho các vị sư, phóng sinh; sau đó là chúc thọ cha mẹ, ông bà, rồi cuối cùng sẽ đến phần vừa là lễ, nhưng cũng vừa là hội của Songkran: lấy nước thơm phun lên người nhau để chúc phúc.
Ngoài ra, người Thái Lan còn tổ chức nhiều cuộc diễn hành, các cuộc thi sắc đẹp… để tăng thêm phần không khí cho lễ hội. Lễ hội té nước Thái Lan thường mang tính chất cộng đồng nhiều hơn là tính nội bộ đoàn viên như những dịp tết cổ truyền của Việt Nam, Trung Quốc... Do đó, hội té nước Songkran đồng thời cũng là một dịp lễ lý tưởng của du lịch Thái Lan để du khách tới chứng kiến và cùng hòa mình vào ngày hội.
Đặc biệt, trong tết Songkran, người ta còn dùng cả xô, súng phun nước, bóng để té nước vào nhau với quan niệm càng được té nhiều nước càng may mắn. @aaronjoelsantos
Lễ hội té nước Thái Lan Songkran thường sẽ có các nghi thức: dọn dẹp nhà cửa và rũ bỏ những cái cũ (ngày Wan Sungkharn Long), chuẩn bị đồ ăn trong những ngày lễ sắp tới (ngày thứ hai, ngày Wan Nao), ngày Wan Payawan (ngày đầu tiên của năm mới) với các nghi thức như lên chùa cúng dường thức ăn, quần áo, lau Phật và vẩy nước thơm. Ngày Wan Payawan cũng là ngày bắt đầu của lễ hội té nước Songkran.
Diễu hành trong ngày hội té nước Songkran tại Chiang Mai. @happymind
Bangkok
Nếu chuyến du lịch Thái Lan lần này của bạn là ở Bangkok thì chắc chắn bạn sẽ vui thả ga, bởi Bangkok vốn là thành phố náo nhiệt, sống động bậc nhất Thái Lan; đồng thời, hội té nước Songkran ở đây cũng có nhiều điểm khác biệt, độc đáo.
Đến Bangkok mùa Songkran, dù chưa bao giờ “biết mặt” lễ Songkran như thế nào thì bạn cũng sẽ không bao giờ cảm thấy lạc lõng. Các khu vực quanh Banglamphu, đường Phra Athit, Santhichaiprakan, Wisut Krasat, quảng trường Rattanakosin hay khu phố tây Khao San là những nơi tục té nước diễn ra rộn ràng, sôi nổi và hào hứng.
Pattaya
Nếu không kịp thu xếp cho chuyến du lịch Thái Lan của mình ngay ngày 13 – 15/4, hoặc nhóm của bạn vẫn muốn “yêu thêm một lần nữa” với lễ hội té nước Thái Lan siêu thú vị này thì bạn có thể sắp xếp lịch trình thẳng tiến thành phố biển Pattaya (tỉnh Chonburi). Lễ hội té nước Songkran ở đây được tổ chức sau ngày lễ Songkran chính và sẽ kéo dài từ 18/4 đến 20/4.Ở Pattaya còn diễn ra cuộc thi nhan sắc và tài năng Hoa hậu Songkran.
Phuket
Thành phố biển Phuket nổi tiếng cũng là một địa chỉ hấp dẫn cho ngày hội té nước Thái Lan Songkran cho năm nay. Không khí lễ hội ở đây lúc nào cũng sôi động, náo nhiệt với những màn té nước, tiệc tùng, đàn ca, nhảy múa dọc khắp các ngả đường ven phố biển như: Soi Bangla, Patong… Thậm chí nhiều màn té nước “khủng” còn có cả sự tham gia của voi, vòi rồng xe cứu hoả…
Nhiều màn té nước “khủng” còn có cả sự tham gia của voi, vòi rồng xe cứu hỏa. @avax
Hua Hin
Còn nếu chuyến du lịch Thái Lan lần này của bạn có điểm đến là ở miền Nam, thì chắc chắn bạn không nên bỏ qua ngày lễ Songkran 2018 tại Hua Hin. Hội té nước Songkran ở đây diễn ra vào đúng một ngày duy nhất 13/4 và với nghi thức đám rước mừng hội Songkran trên trục đường Naresdamri. Du khách thường sẽ cùng hòa mình với người dân địa phương để tham gia lễ rước này, bởi nó không chỉ là nghi thức lễ truyền thống nơi đây, mà còn được tổ chức rất độc đáo, hoành tráng – là một trải nghiệm du lịch mà không du khách nào muốn bỏ lỡ.
Lễ hội té nước ở Hua Hin. @internet
Khi đám rước kết thúc cũng là lúc những trò chơi dân gian như: mon son pha, tee chab… và những màn té nước vui nhộn nhưng cũng “cực kịch tính” sẽ diễn ra khắp thành phố. Do chỉ diễn ra một ngày nên khá nhiều du khách chọn đến Hua Hin trước để có thể tham gia lễ hội té nước độc đáo và thú vị này, sau đó mới đến các thành phố khác có hội té nước diễn ra vào ngày 15/4.
Ngoài ra, bạn cũng có thể hòa mình vào ngày lễ ở Khon Kaen (nằm trên đường từ Bangkok đi Udon Thani), với nhiều hoạt động thú vị bên lề như diễu hành bằng xe bò trang trí rực rỡ, hội chợ ẩm thực hay thi ném bi sắt.
Lễ hội té nước Thái Lan là thời điểm bạn cảm nhận rõ nét nhất sự thân thiện của người dân địa phương cũng như nền văn hóa đặc trưng của xứ sở chùa vàng. Hơn hết, đây cũng là dịp để bạn vui hết mình, tha hồ thư giãn và xả hơi sau chuỗi ngày bận bịu. Có cẩm nang này rồi thì tha hồ vi vu tận hưởng không khí năm mới trên khắp Thái Lan nhé.
Mọi người té nước vào nhau và người lớn tuổi để tỏ lòng tôn kính cũng như cầu chúc cho nhau những điều tốt lành. @dloggers
Du khách nước ngoài vô cùng háo hức tham gia cuộc vui. @farenertravel
Chẳng những phải "chiến đấu" với người dân địa phương, bạn sẽ phải tìm cách "chiến thắng" những chú voi bản địa. @farenertravel
Kể cả cảnh sát cũng "vào cuộc" nhé! @danibeleta
Tuy nhiên, mỗi vùng ở Thái Lan có thể sẽ có thứ tự tập tục và tổ chức hội té nước Songkran khác nhau. @thailandholiday
2. Một số thông tin hữu ích cho ngày lễ Songkran
Nếu quyết định tham gia vào ngày lễ Songkran năm nay thì bạn nên tham khảo những thông tin sau: Hội té nước Songkran được diễn ra ở các khu vực quen thuộc, đồng thời cũng là các trung tâm du lịch chính của Thái Lan như Chiang Mai, Bangkok, Hua Hin, Phuket từ ngày 13/4 - 15/4 năm nay.
Chiang Mai
Bạn nên đến Chiang Mai vào ngày 12/4, bởi đó là lúc người dân địa phương bắt đầu chuẩn bị lễ hội. Chiang Mai là cái nôi khởi phát lễ hội té nước Thái Lan nên ở đây lễ cũng rục rịch sớm và hoành tráng nữa. Khi đến đây, bạn có thể chứng kiến nghi lễ rước tượng Phật quanh thành phố, thường với lộ trình là cầu Nawarat - cổng thành Thapae - các ngả đường và điểm cuối là chùa Wat Prasingh.
Lễ rước Phật tại chùa Wat Prasingh. @internet
Vui thả ga tại Songkran ChiangMai. @keithweidner
Đến lễ hội, khắp mọi nơi ở Bangkok sẽ náo nhiệt vô cùng. Cả du khách và dân địa phương đều cùng nhau "vui" hết mình. @danielallenphotography
Tục té nước rộn ràng ở Bangkok. @internet
Lỡ hẹn với Bangkok ngày chính hội, bạn vẫn có thể tận hưởng không khí năm mới tại Phuket và đừng quên tham gia lễ hội Phuket Fantasea nha! @phuketfantasea
Thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc trưng Thái. @phuketfantasea
Lễ hội té nước Thái Lan thường mang tính chất cộng đồng nên là dịp thích hợp để bạn du lịch vào mùa này đấy. @gypsyescapade